Siết tín dụng BĐS hết sốt???

Siết tín dụng BĐS có làm thị trường hết nóng sốt, việc kiểm soát dòng vốn tín dụng chảy vào thị trường BĐS của NHNN. Chỉ thị được cho là động thái nhằm giảm nguy cơ bong bóng BĐS, ngăn chặn đầu cơ & giảm nợ xấu.

Trung tâm công nghệ Thủ Thiêm

NHNN siết tín dụng BĐS

Một góc quận 2, TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Một góc quận 2, TP.HCM – Ảnh: QUANG ĐỊNH

Kiểm soát tín dụng BĐS, chảy vào thị trường BĐS của NHNN được cho là động thái nhằm giảm thiểu nguy cơ bong bóng BĐS, ngăn chặn đầu cơ, giảm thiểu nợ xấu để tránh đi theo “vết xe đổ” của tập đoàn BĐS Evergrande (Trung Quốc). Đồng thời đây cũng là nỗ lực của Chính phủ trong việc giảm bớt khoảng cách giữa người mua và người bán BĐS, để giấc mơ có nhà, đất của người thu nhập thấp trong xã hội trở thành hiện thực nhanh hơn.Bởi tính đến quý III/2021, nguồn vốn chảy vào thị trường BĐS từ tín dụng, trái phiếu doanh nghiệp hay FDI liên tục tăng. Cụ thể, tính đến ngày 30/9, dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh BĐS đạt 682.594 tỷ đồng, tăng so với mức 672.224 tỷ đồng tính đến hồi cuối tháng 6/2021 (theo số liệu từ Bộ Xây dựng).

Cơn sóng BĐS, từ đầu năm 2021 đến nay, cả nước liên tiếp xảy ra 2 đợt “sốt đất” tại nhiều địa phương đã khiến giá đất “nhảy loạn”. Bên cạnh đó là việc hàng loạt phiên đấu giá đất có giá trúng cao gấp nhiều lần giá khởi điểm mà tiêu biểu nhất là việc công ty trực thuộc của Tập đoàn Tân Hoàng Minh trúng đấu giá lô đất 3-12 ở khu đô thị mới Thủ Thiêm (TP HCM) ở mức 2,4 tỷ đồng/m2 rồi bỏ cọc đã đẩy mặt bằng giá nhà đất đã cao nay lại càng lên cao hơn.

Thị trường bong bóng BĐS

TPTĐ19

Bong bóng BĐS, Chỉ thị số 01 của Thống đốc NHNN chắc chắn sẽ tác động mạnh mẽ đến thị trường BĐS và là yếu tố quan trọng trong việc “hạ nhiệt cơn sốt” BĐS đang diễn ra trên cả nước.Tuy nhiên, các chuyên gia cũng nhận định rằng mặc dù mức độ quan tâm BĐS tháng 12/2021 giảm bất ngờ cùng với việc chỉ thị 01 của Thống đốc NHNN khiến nhiều nhà đầu tư e dè hơn khi tham gia thị trường nhưng “cơn sốt BĐS” chưa thể “hạ nhiệt” ngay được.

Báo cáo thị trường BĐS, đưa ra mới đây thì giá nhà tại 2 thị trường lớn là Hà Nội và TPHCM vẫn tiếp tục chứng kiến đà tăng và chưa có dấu hiệu dừng lại. Quý IV/2021, giá nhà ở TPHCM tiếp tục leo thang do nguồn cung khan hiếm, giá bán đợt sau tăng trung bình 3-5% so với đợt mở bán trước. Đối với phân khúc đất nền, thị trường tăng mạnh trong tháng 12/2021 là Hà Nội tăng 19%, Đà Nẵng tăng 6%.Từ các số liệu nêu trên, nhiều chuyên gia BĐS nhận định năm 2022 thị trường BĐS nhiều khả năng thiết lập mặt bằng giá mới. Đồng thời, do các tác động nặng nề của đại dịch COVID -19 lên nhiều ngành nghề kinh doanh và nền kinh tế cũng khiến cho các nhà đầu tư dịch chuyển dòng tiền vào nhóm tài sản nhà, đất và các loại hình BĐS gắn liền với đất để tìm kênh trú ẩn an toàn trong năm 2022.Ngoài ra, sau giai đoạn thị trường BĐS “đóng băng” vì phong tỏa năm 2021, nhờ nỗ lực của Chính Phủ đã tiêm phủ vaccine nhanh ở khắp các tỉnh thành và cùng với chiến lược mở cửa nền kinh tế sống chung với dịch bệnh. Nên kênh BĐS sẽ phát triển hơn nửa trong năm 2022 và BĐS vùng ven sẽ “sốt” hơn nửa.

 

Bài viết liên quan

0902484961 0902484961